Thời gian qua, lạm phát ở mức cao đã khiến các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới phải mạnh tay triển khai các chiến dịch thắt chặt tiền tệ chưa từng có, trong đó dẫn đầu là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Đến nay, áp lực lạm phát đã phần nào dịu bớt, song tỷ lệ vẫn còn cao, buộc các nước phải có chiến lược ứng phó trước nguy cơ giá cả leo thang, đe dọa đà phục hồi còn mong manh của kinh tế thế giới.
Lạm phát lõi dai dẳng, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt
Theo các chuyên gia, lạm phát toàn cầu đã có xu hướng giảm xuống kể từ giữa năm 2022 khi các ngân hàng trung ương trên thế giới tăng lãi suất với tốc độ nhanh, mạnh, đồng bộ chưa từng có tiền lệ. Mặc dù vậy, tỷ lệ lạm phát, đặc biệt là lạm phát lõi (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng), vẫn cao gấp đôi so với mức trung bình trước năm 2021 và vượt xa so với mục tiêu của hầu hết các quốc gia.
Cụ thể, tại Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), lạm phát toàn phần đang ở mức khoảng 7% với một số quốc gia thành viên là lên đến trên 15%, và lạm phát lõi toàn Eurozone ở mức cao kỷ lục 5,7%. Tại Hoa Kỳ, lạm phát toàn phần tăng 5% nhưng lạm phát lõi tăng tới 5,6%. Mức lạm phát mục tiêu trong trung hạn của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đều là 2%.
Quý đầu năm 2023 đã đi qua và trận chiến với lạm phát bằng cách nâng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Thậm chí, ngay cả khi cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng diễn ra, cả Fed, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) và ECB vẫn tiếp tục nâng lãi suất.
Ảnh minh họa
Theo đó, tại phiên họp gần nhất vào tháng 3/2023, Fed đã đưa lãi suất lên mức 4,75 - 5%. Chưa hết, cơ quan điều hành chính sách tiền tệ này đưa ra tín hiệu sẽ còn thêm các đợt nâng lãi suất, ngay cả khi nhận thức rõ lãi suất cao là yếu tố khiến cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng thêm sâu sắc. Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết sẽ ổn định lại giá cả. Áp lực lạm phát đang tiếp tục leo dốc và giới chức quản lý cần chuẩn bị cho việc lãi suất ở mức cao hơn nữa nếu cần thiết. ECB cũng tiếp tục nâng lãi suất từ 2,5% lên 3% trong cuộc họp gần nhất, với dự báo lạm phát sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn.
Tính tới tháng 3/2023, BOE đã nâng lãi suất 11 lần liên tiếp, đưa lãi suất lên mức 4,25%. Thống đốc BOE Andrew Bailey nhấn mạnh, lãi suất phải ở mức cao hơn sau cú sốc lạm phát vào tháng 2/2023, khi giá tiêu dùng tăng 10,4% từ mức 10,1% tháng trước đó.
Mỹ và châu Âu không phải khu vực duy nhất chứng kiến lạm phát tăng mạnh. Mới đây nhất, Nam Phi gây bất ngờ với thị trường khi nâng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, đưa lãi suất đạt 7,75% vào tháng 3/2023, đánh dấu lần tăng lãi suất thứ 9 kể từ tháng 11/2021.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, ảnh hưởng của các cú sốc giá cả trước đây và tình trạng nguồn cung lao động phục hồi chậm sau đại dịch đang dần chuyển thành các nhân tố khiến lạm phát trở nên dai dẳng hơn. Cơ quan này dự báo tình trạng lạm phát cao có thể kéo dài đến cuối năm 2024, thậm chí sang năm 2025. Đáng chú ý, lạm phát kỳ vọng của thị trường cho đến nay vẫn tiếp tục neo ở mức cao.
Lạm phát lõi cao dai dẳng có thể buộc các ngân hàng trung ương duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ trong thời gian dài hơn. Fed và ECB nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 5/2023 và mức lãi suất cao sẽ được neo đủ lâu để xử lý triệt để vấn đề lạm phát.
Hệ quả của điều này là đồng USD sẽ ở mức cao trong khoảng thời gian dài hơn, làm trầm trọng thêm thách thức mà nhiều nền kinh tế đang phải đối mặt: Chi phí nhập khẩu tăng cao giữa lúc gánh nặng nợ phình to. Khoảng 44% giao dịch thương mại quốc tế được thực hiện bằng đồng USD và phần lớn nợ nước ngoài của các quốc gia được định giá bằng đồng USD nên có độ nhạy cảm lớn với các động thái chính sách tiền tệ của Fed.
Lãi suất tăng làm trỗi dậy cuộc khủng hoảng ngân hàng đã khiến 3 ngân hàng của Hoa Kỳ liên tiếp phá sản trong tháng Ba, bao gồm: Silicon Valley Bank (SVB) - định chế tài chính lớn thứ 17 tại Hoa Kỳ, kéo theo đó là cuộc khủng hoảng của ngân hàng thương mại lớn thứ hai Thuỵ Sĩ - Credit Suisse. Đồng thời, lãi suất cao sẽ gia tăng rủi ro đối với các doanh nghiệp đã vay nợ nhiều trong thời gian lãi suất thấp trước đây trong bối cảnh môi trường kinh doanh kém thuận lợi.
Theo nhận định của IMF, thị trường đang ngày càng trở nên nhạy cảm hơn, những rối loạn của thị trường tài chính có thể dễ dàng lan rộng ra toàn bộ nền kinh tế và“nguy cơ hạ cánh cứng, đặc biệt là đối với các nền kinh tế phát triển đã tăng cao hơn rất nhiều”. Mặc dù vậy, Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva khuyến nghị, các ngân hàng trung ương phải tiếp tục ưu tiên mục tiêu chống lạm phát rồi mới đến việc hỗ trợ ổn định các điều kiện tài chính.
Ưu tiên chống lạm phát
Từ năm 2022, các ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất chuẩn để đối phó với lạm phát vốn tăng lên mức chưa từng có trong nhiều thập kỷ ở nhiều nước, trong đó có Mỹ. Tuy nhiên, cuộc chiến này đang trở nên phức tạp do vụ phá sản gần đây của Silicon Valley Bank (SVB) sau khi gặp rủi ro do lãi suất quá cao, làm xáo trộn hệ thống ngân hàng ở hai bờ Đại Tây Dương.
Tuy nhiên, theo Tổng Giám đốc IMF K.Georgieva, các ngân hàng trung ương nên tiếp tục ngăn chặn lạm phát thông qua việc tăng lãi suất, bất chấp những lo ngại điều này có thể gây thêm căng thẳng cho lĩnh vực ngân hàng. IMF kêu gọi các nước thành viên tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ để ứng phó với lạm phát cao kéo dài.
Bà K.Georgieva cho rằng, các ngân hàng trung ương phải tiếp tục chống lạm phát trong một môi trường khó khăn và phức tạp hơn nhiều, trong đó ưu tiên chống lạm phát rồi mới hỗ trợ ổn định tài chính thông qua các công cụ khác nhau.
Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng, lạm phát vẫn giữ ở mức cao, kinh tế thế giới khó có thể phục hồi mạnh mẽ. Điều này sẽ tác động xấu đến triển vọng kinh tế của mọi quốc gia, đặc biệt là những quốc gia và những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Tăng trưởng GDP toàn cầu giảm gần 50% năm 2022 xuống 3,4% do tác động của xung đột tại Ukraine, làm gián đoạn sự phục hồi sau đại dịch Covid-19.
IMF dự báo, kinh tế toàn cầu tăng trưởng 2,8% trong năm 2023 và 3% vào năm 2024, đều giảm 0,1 điểm phần trăm so với dự báo được đưa ra vào tháng Một vừa qua. Việc giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới phản ánh tình trạng yếu đi của một số nền kinh tế lớn cũng như khả năng các ngân hàng trung ương tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát gia tăng.
IMF cảnh báo, những điểm yếu ẩn náu trên các thị trường tài chính có thể bùng phát thành một cuộc khủng hoảng mới và ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn cầu trong năm nay. Những điểm yếu đó có thể là thiếu sự chuẩn bị để ứng phó với tác động của việc tăng lãi suất.
Theo các quan chức IMF, những yếu tố rủi ro như vậy đã gia tăng nhanh sau các vụ sụp đổ ngân hàng, theo đó một số nhà đầu tư đang tìm kiếm các liên kết yếu ớt có thể khiến tình trạng sụp đổ của các ngân hàng lây lan. Mặc dù có những cảnh báo nêu trên, nhà kinh tế trưởng của IMF, Pierre-Olivier Gourinchas cho rằng, lạm phát vẫn là vấn đề đáng lo ngại hơn và việc ổn định giá cần được ưu tiên giải quyết hơn những rủi ro ổn định tài chính đối với chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương. Ông nhấn mạnh, chỉ khi xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính rất nghiêm trọng thì mới nên đảo ngược ưu tiên này.
Cuộc chiến chống lạm phát đặt ra các thách thức từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ đối với kinh tế toàn cầu. Các bộ trưởng tài chính và thống đốc các ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã nhóm họp tại thủ đô Washington (Mỹ) nhằm thảo luận về vấn đề này, trong bối cảnh có nhiều quan ngại tăng trưởng kinh tế chậm lại sau các đợt tăng lãi suất mạnh tại các nền kinh tế lớn.
Theo IMF, hầu hết các nền kinh tế phát triển trên thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm lại dự kiến sẽ kéo mức tăng trưởng toàn cầu xuống dưới 3% trong năm nay. Các thị trường mới nổi ở châu Á dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng đáng kể, với Ấn Độ và Trung Quốc được dự báo sẽ chiếm 50% tổng mức tăng trưởng năm nay, trong khi có tới 90% các nền kinh tế phát triển trên thế giới tăng trưởng chậm lại. Chính vì vậy, theo IMF, trước mắt và trong trung hạn, tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo vẫn yếu.
GDP toàn cầu có thể chỉ xấp xỉ 3% trong 5 năm tới, mức dự báo trung hạn thấp nhất kể từ những năm 1990. Các nước thu nhập thấp có thể sẽ chịu cú sốc kép từ chi phí đi vay cao và sự sụt giảm nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của họ, điều này có thể làm gia tăng tình trạng nghèo đói.
Trong khi đó, WB dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay sẽ chỉ đạt 1,7%, so với mức dự báo 3% đưa ra hồi tháng 6/2022. Đối với nhóm các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi, WB dự báo tăng trưởng đạt 3,4%, giảm 0,8 điểm phần trăm so với dự báo hồi giữa năm ngoái.
Đáng chú ý, cơ quan này cảnh báo nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với “thập kỷ mất mát” khi gần như tất cả nguồn lực kinh tế thúc đẩy thịnh vượng và tiến bộ trong ba thập kỷ qua đang dần suy yếu. WB dự báo tốc độ tăng trưởng GDP tiềm năng của nền kinh tế toàn cầu giai đoạn 2022 - 2030 sẽ chỉ đạt trung bình 2,2%/ năm khi các động lực tăng trưởng suy yếu dần. Con số này giảm đáng kể so với mức trung bình 2,6%/năm của thập kỷ gần nhất và kém xa mức 3,5%/năm của những năm đầu 2000.
Tuy nhiên, WB cũng nhấn mạnh tăng trưởng GDP tiềm năng của nền kinh tế toàn cầu giai đoạn 2022 - 2030 có thể được nâng lên mức 2,9% nếu các quốc gia tập trung chính sách vào việc tăng nguồn cung lao động, tăng năng suất và khuyến khích đầu tư.
Những dự báo về tăng trưởng kinh tế chậm lại cũng như thách thức đặt ra đối với hệ thống tài chính toàn cầu cho thấy nền kinh tế thế giới vẫn bị bao phủ bởi “bóng đen” lạm phát. Để cải thiện triển vọng tăng trưởng, IMF và WB kêu gọi các nhà hoạch định chính sách nên ưu tiên kiểm soát lạm phát, đảm bảo sự ổn định của khu vực tài chính và giảm nợ. Kiềm chế lạm phát và ổn định giá cả vẫn là vấn đề được ưu tiên hiện nay và cuộc chiến chống lạm phát tiếp tục đối mặt không ít thách thức./.
Tuy nhiên, theo Tổng Giám đốc IMF K.Georgieva, các ngân hàng trung ương nên tiếp tục ngăn chặn lạm phát thông qua việc tăng lãi suất, bất chấp những lo ngại điều này có thể gây thêm căng thẳng cho lĩnh vực ngân hàng. IMF kêu gọi các nước thành viên tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ để ứng phó với lạm phát cao kéo dài.
Bà K.Georgieva cho rằng, các ngân hàng trung ương phải tiếp tục chống lạm phát trong một môi trường khó khăn và phức tạp hơn nhiều, trong đó ưu tiên chống lạm phát rồi mới hỗ trợ ổn định tài chính thông qua các công cụ khác nhau.
Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng, lạm phát vẫn giữ ở mức cao, kinh tế thế giới khó có thể phục hồi mạnh mẽ. Điều này sẽ tác động xấu đến triển vọng kinh tế của mọi quốc gia, đặc biệt là những quốc gia và những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Tăng trưởng GDP toàn cầu giảm gần 50% năm 2022 xuống 3,4% do tác động của xung đột tại Ukraine, làm gián đoạn sự phục hồi sau đại dịch Covid-19.
IMF dự báo, kinh tế toàn cầu tăng trưởng 2,8% trong năm 2023 và 3% vào năm 2024, đều giảm 0,1 điểm phần trăm so với dự báo được đưa ra vào tháng Một vừa qua. Việc giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới phản ánh tình trạng yếu đi của một số nền kinh tế lớn cũng như khả năng các ngân hàng trung ương tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát gia tăng.
IMF cảnh báo, những điểm yếu ẩn náu trên các thị trường tài chính có thể bùng phát thành một cuộc khủng hoảng mới và ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn cầu trong năm nay. Những điểm yếu đó có thể là thiếu sự chuẩn bị để ứng phó với tác động của việc tăng lãi suất.
Theo các quan chức IMF, những yếu tố rủi ro như vậy đã gia tăng nhanh sau các vụ sụp đổ ngân hàng, theo đó một số nhà đầu tư đang tìm kiếm các liên kết yếu ớt có thể khiến tình trạng sụp đổ của các ngân hàng lây lan. Mặc dù có những cảnh báo nêu trên, nhà kinh tế trưởng của IMF, Pierre-Olivier Gourinchas cho rằng, lạm phát vẫn là vấn đề đáng lo ngại hơn và việc ổn định giá cần được ưu tiên giải quyết hơn những rủi ro ổn định tài chính đối với chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương. Ông nhấn mạnh, chỉ khi xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính rất nghiêm trọng thì mới nên đảo ngược ưu tiên này.
Cuộc chiến chống lạm phát đặt ra các thách thức từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ đối với kinh tế toàn cầu. Các bộ trưởng tài chính và thống đốc các ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã nhóm họp tại thủ đô Washington (Mỹ) nhằm thảo luận về vấn đề này, trong bối cảnh có nhiều quan ngại tăng trưởng kinh tế chậm lại sau các đợt tăng lãi suất mạnh tại các nền kinh tế lớn.
Theo IMF, hầu hết các nền kinh tế phát triển trên thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm lại dự kiến sẽ kéo mức tăng trưởng toàn cầu xuống dưới 3% trong năm nay. Các thị trường mới nổi ở châu Á dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng đáng kể, với Ấn Độ và Trung Quốc được dự báo sẽ chiếm 50% tổng mức tăng trưởng năm nay, trong khi có tới 90% các nền kinh tế phát triển trên thế giới tăng trưởng chậm lại. Chính vì vậy, theo IMF, trước mắt và trong trung hạn, tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo vẫn yếu.
GDP toàn cầu có thể chỉ xấp xỉ 3% trong 5 năm tới, mức dự báo trung hạn thấp nhất kể từ những năm 1990. Các nước thu nhập thấp có thể sẽ chịu cú sốc kép từ chi phí đi vay cao và sự sụt giảm nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của họ, điều này có thể làm gia tăng tình trạng nghèo đói.
Trong khi đó, WB dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay sẽ chỉ đạt 1,7%, so với mức dự báo 3% đưa ra hồi tháng 6/2022. Đối với nhóm các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi, WB dự báo tăng trưởng đạt 3,4%, giảm 0,8 điểm phần trăm so với dự báo hồi giữa năm ngoái.
Đáng chú ý, cơ quan này cảnh báo nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với “thập kỷ mất mát” khi gần như tất cả nguồn lực kinh tế thúc đẩy thịnh vượng và tiến bộ trong ba thập kỷ qua đang dần suy yếu. WB dự báo tốc độ tăng trưởng GDP tiềm năng của nền kinh tế toàn cầu giai đoạn 2022 - 2030 sẽ chỉ đạt trung bình 2,2%/ năm khi các động lực tăng trưởng suy yếu dần. Con số này giảm đáng kể so với mức trung bình 2,6%/năm của thập kỷ gần nhất và kém xa mức 3,5%/năm của những năm đầu 2000.
Tuy nhiên, WB cũng nhấn mạnh tăng trưởng GDP tiềm năng của nền kinh tế toàn cầu giai đoạn 2022 - 2030 có thể được nâng lên mức 2,9% nếu các quốc gia tập trung chính sách vào việc tăng nguồn cung lao động, tăng năng suất và khuyến khích đầu tư.
Những dự báo về tăng trưởng kinh tế chậm lại cũng như thách thức đặt ra đối với hệ thống tài chính toàn cầu cho thấy nền kinh tế thế giới vẫn bị bao phủ bởi “bóng đen” lạm phát. Để cải thiện triển vọng tăng trưởng, IMF và WB kêu gọi các nhà hoạch định chính sách nên ưu tiên kiểm soát lạm phát, đảm bảo sự ổn định của khu vực tài chính và giảm nợ. Kiềm chế lạm phát và ổn định giá cả vẫn là vấn đề được ưu tiên hiện nay và cuộc chiến chống lạm phát tiếp tục đối mặt không ít thách thức./.
ThS. Kiều Thị Tuấn
Học viện Ngân hàng
Trang chủ Bahu Qiuxiang Entertainment