Những nội dung của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê

|

Những nội dung của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiê;u thống kê; quốc gia của Luật Thống kê; đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12/11/2021và được Chủ tịch nước công bố theo Lệnh công bố số 03/2021/L-CTN ngày 25/11/202, có hiệu thi hành từ ngày 1/1/2022.

Luật sửa đổi đã sửa đổi, bổ sung khoản 6, Điều 17, điểm d, khoản 2, Điều 48 và thay thế Phụ lục Danh mục chỉ tiê;u thống kê; quốc gia ban hành kèm theo Luật Thống kê; số 89/2015/QH13 bằng Phụ lục Danh mục mới gồm 21 nhóm với 230 chỉ tiê;u. Luật sửa đổi có một số điểm mới sau:

Thứ nhất, bổ sung quy định giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với bộ, ngành và địa phương xây dựng, trình Chính phủ ban hành quy trình biê;n soạn chỉ tiê;u tổng sản phẩm trong nước (GDP), chỉ tiê;u tổng sản phẩm trê;n địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (GRDP).

Thứ hai, bổ sung quy định giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với bộ, ngành và địa phương định kỳ 05 năm, rà soát quy mô tổng sản phẩm trong nước báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, quyết định về việc đánh giá lại quy mô tổng sản phẩm trong nước. Đây là quy định mới, phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam nhằm phản ánh đầy đủ và sát thực hơn bức tranh kinh tế tổng hợp của đất nước, phục vụ kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước.

Thứ ba, sửa đổi, bổ sung quy định thẩm quyền công bố thông tin thống kê; của người đứng đầu cơ quan thống kê; cấp tỉnh đối với thông tin thống kê; của chỉ tiê;u thống kê; cấp tỉnh là phân tổ của chỉ tiê;u thống kê; quốc gia.  

Quy định này tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc công bố thông tin thống kê; thuộc hệ thống chỉ tiê;u thống kê; quốc gia và công bố thông tin thống kê; thuộc hệ thống chỉ tiê;u thống kê; cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; công khai, minh bạch việc biê;n soạn và công bố chỉ tiê;u GDP và GRDP; triển khai thực hiện đồng bộ các văn bản pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thứ tư, thay thế Phụ lục Danh mục chỉ tiê;u thống kê; quốc gia kèm theo Luật Thống kê; 2015 bằng Phụ lục Danh mục chỉ tiê;u thống kê; quốc gia mới gồm 21 nhóm với 230 chỉ tiê;u.  So với danh mục chỉ tiê;u thống kê; quốc gia ban hành kèm theo Luật Thống kê; số 89/2015/QH13, danh mục chỉ tiê;u thống kê; lần này có một số thay đổi như sau:

(1) Về nhóm chỉ tiê;u:

Tách 01 nhóm chỉ tiê;u “19. Trật tự, an toàn xã hội và tư pháp” thành 02 nhóm riê;ng: “19. Trật tự, an toàn xã hội” và “20. Tư pháp”.

Sửa tê;n 03 nhóm chỉ tiê;u, cụ thể:

+ Nhóm “07. Tiền tệ và bảo hiểm” sửa tê;n thành “07. Tiền tệ, bảo hiểm và chứng khoán” do bổ sung các chỉ tiê;u về chứng khoán;

+ Nhóm “11. Giá cả” sửa tê;n thành “11. Chỉ số giá” vì nhóm này gồm các chỉ số giá;

+ Nhóm “13. Công nghệ thông tin và truyền thông” sửa tê;n thành “13. Công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông và truyền thông” để bảo đảm phản ánh đầy đủ phạm vi theo các lĩnh vực trong nhóm: Công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông và truyền thông.

(2) Về chỉ tiê;u:

- Sửa tê;n: 43 chỉ tiê;u để phù hợp tình hình thực tế và văn bản pháp luật chuyê;n ngành đồng thời bảo đảm so sánh quốc tế.

- Bổ sung: 58 chỉ tiê;u để phản ánh, đánh giá một số chính sách pháp luật, mục tiê;u đường lối đổi mới, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội, Chính phủ được ban hành trong thời gian gần đây, như: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030,...

- Bỏ: 14 chỉ tiê;u do không còn phù hợp với thực tế, không bảo đảm tính khả thi hoặc đã có trong nội dung của chỉ tiê;u thống kê; khác.

Danh mục chỉ tiê;u thống kê; quốc gia đã cập nhật, phản ánh, đánh giá một số chính sách pháp luật, mục tiê;u đường lối đổi mới trong thời gian gần đây: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; Phát triển bền vững; Chuyển đổi số, kinh tế số; Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics; Giới và bình đẳng giới;

Danh mục chỉ tiê;u thống kê; quốc gia đã cập nhật, quy định các chỉ tiê;u thống kê; phản ánh quan hệ hội nhập quốc tế, phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam, cụ thể như sau: Chỉ tiê;u thống kê; giới ở cấp độ toàn cầu; Chỉ tiê;u thống kê; phát triển bền vững ở cấp độ toàn cầu; Chỉ tiê;u thống kê; cấp độ ASEAN; Chỉ tiê;u phát triển công nghệ thông tin và truyền thông toàn cầu; Đổi mới sáng tạo toàn cầu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới.

Danh mục chỉ tiê;u thống kê; quốc gia đã cập nhật các chỉ tiê;u thống kê; phản ánh, dự báo, đo lường sự phát triển của kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển kinh tế bao trùm, cụ thể như sau: Kinh tế xanh, tăng trưởng xanh; Kinh tế tuần hoàn; Kinh tế bao trùm.

Ngoài ra, danh mục chỉ tiê;u thống kê; quốc gia đã cập nhật, quy định các chỉ tiê;u thống kê; về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu; các chỉ tiê;u thống kê; phản ánh liê;n kết vùng và nhóm yếu thế, cụ thể như sau: Môi trường và biến đổi khí hậu; Vùng, liê;n kết vùng; Trẻ em.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiê;u thống kê; quốc gia của Luật Thống kê; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022; là các văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất trong công tác thống kê;, là cơ sở để triển khai các hoạt động thống kê; và thu thập, tổng hợp, biê;n soạn và công bố các chỉ tiê;u thống kê;. Với điểm mới nổi bật là Phụ lục Danh mục chỉ tiê;u thống kê; quốc gia phản ánh, đánh giá thực hiện các nội dung của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; chính sách về phát triển bền vững; Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tập trung vào các nhóm chuy???n đổi số, kinh tế số; kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển kinh tế bao trùm; nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics; giới và bình đẳng giới; quan hệ hội nhập quốc tế, cam kết quốc tế của Việt Nam... Để Luật sửa đổi được  triển khai hiệu lực, hiệu quả trong thực tiễn cần tập trung xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành; tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức quán triệt thực hiện và tuyê;n truyền, phổ biến.
 

 

Trang web giải trí Three Monkeys