Các nước thu nhập trung bình đang tăng trưởng chậm lại

|

Các nước thu nhập trung bình đang tăng trưởng chậm lại

Các nước trên thế giới được phân chia thành 4 nhóm theo phân loại thu nh???p gồm: Nhóm nước có thu nh???p thấp; Nhóm nước có thu nh???p trung bình thấp; Nhóm nước có thu nh???p trung bình cao; Nhóm nước có thu nh???p cao. Theo phân loại thu nh???p năm 2023 của Ngân hàng Thế giới (World Bank), thế giới hiện có 108 quốc gia có thu nh???p trung bình, chiếm khoảng 40% nền kinh tế toàn cầu, là nơi sinh sống của khoảng 75% dân số thế giới, hơn 60% người nghèo toàn cầu và đóng góp gần 2/3 lượng khí thải carbon dioxide (CO2) trong môi trường chung của thế giới. Kể từ năm 1990 đến nay, chỉ có 34 nền kinh tế nằm trong nhóm thu nh???p trung bình thành công trong việc thoát khỏi bẫy thu nh???p trung bình và gia nhập vào nhóm các quốc gia có thu nh???p cao. World Bank đánh giá triển vọng tăng trưởng của các nước có thu nh???p trung bình không mấy cải thiện.

108 quốc gia có thu nh???p trung bình

“Thu nh???p trung bình” là một thuật ngữ được đề cập lần đầu tiên trong Báo cáo Phát triển Thế giới được World Bank công bố năm 1978. Theo phân loại của World Bank, các quốc gia có thu nh???p trung bình là những qu???c gia có thu nh???p bình quân đầu người hàng năm trên 250 đô la Mỹ. Theo định nghĩa đó, năm 1978, thế giới có 58 quốc gia - nơi sinh sống của khoảng 900 triệu người, được xếp vào nhóm quốc gia có thu nh???p trung bình.
 
Năm 1990, mức thu nh???p để phân loại các nước vào các nhóm tăng lên. Một quốc gia được xếp vào nhóm thu nh???p trung bình thấp, thu nh???p trung bình cao và thu nh???p cao phải có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người hàng năm lần lượt là trên 610 đô la Mỹ; 2.465 đô la Mỹ và 7.620 đô la Mỹ.
 
Tính theo phương pháp Atlas của World Bank, năm 2022, mức thu thập để phân loại 4 nhóm quốc gia tiếp tục thay đổi: Nhóm quốc gia có thu nh???p thấp có thu nh???p quốc dân (GNI) bình quân đầu người hàng năm là 1.135 đô la Mỹ trở xuống. Nhóm quốc gia có thu nh???p trung bình thấp có GNI bình quân đầu người từ 1.136 đô la Mỹ đến 4.465 đô la Mỹ. Nhóm quốc gia có thu nh???p trung bình cao có GNI bình quân đầu người từ 4.466 đô la Mỹ đến 13.845 đô la Mỹ. Nhóm quốc gia có thu nh???p cao có GNI bình quân đầu người từ 13.846 đô la Mỹ trở lên.
 
Theo phân loại thu nh???p năm 2023, World Bank công nhận 26 nền kinh tế là thu nh???p thấp (có GNI bình quân đầu người năm 2022 từ 1.135 đô la Mỹ trở xuống); 108 quốc gia có thu nh???p trung bình (gồm: 54 nền kinh tế là thu nh???p trung bình thấp; 54 nền kinh tế là thu nh???p trung bình cao) và 83 nền kinh tế là thu nh???p cao. 108 quốc gia có thu nh???p trung bình đóng vai trò quan trọng đối với sự thịnh vượng toàn cầu về lâu dài, bởi nhóm này chiếm khoảng 40% nền kinh tế toàn cầu, là nơi sinh sống của khoảng 75% dân số thế giới và hơn 60% người nghèo toàn cầu. Nói cách khác, có hơn 400 triệu người cực kỳ nghèo trên toàn cầu sống ở các quốc gia có thu nh???p trung bình. Họ cũng đóng góp gần 2/3 lượng khí thải carbon dioxide (CO2) trong môi trường chung của thế giới.
 
Trong 3 thập kỷ qua, hai quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ gia nhập nhóm các quốc gia có thu nh???p trung bình lần lượt vào năm 1997 và 2007. Điều này lý giải vì sao tăng trưởng ở các quốc gia có thu nh???p trung bình đóng vai trò then chốt trong phát triển kinh tế toàn cầu.

Các nước thu nh???p trung bình đang tăng trưởng chậm lại
 
Vấn đề tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế thu nh???p trung bình đang là mối quan tâm của các nhà xây dựng và hoạch định chính sách phát triển quốc gia, do sự tăng trưởng của các nước có thu nh???p trung bình có dấu hiệu chậm lại trong những thập kỷ gần đây. Các quốc gia có thu nh???p trung bình đang có nguy cơ rơi vào suy thoái tăng trưởng có hệ thống hay gọi là “bẫy thu nh???p trung bình” - một khái niệm được World Bank đưa ra năm 2007. Giai đoạn suy thoái tăng trưởng trung bình xảy ra khi một quốc gia đạt khoảng 11% tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của Hoa Kỳ.
 
Kể từ năm 1990 đến nay, tức là hơn 30 năm qua, chỉ có 34 nền kinh tế nằm trong nhóm thu nh???p trung bình thành công trong việc thoát khỏi bẫy thu nh???p trung bình và gia nhập vào nhóm các quốc gia có thu nh???p cao(1). Trong đó, có 13 nước được hưởng lợi từ sự hội nhập sâu rộng với Liên minh châu Âu (EU) - nền kinh tế có đặc điểm là dòng vốn và hoạt động thương mại mạnh mẽ, doanh nghiệp hoạt động sôi động, lượng người lao động tự do di cư lớn, các thể chế mạnh mẽ và mức độ hòa nhập xã hội cao. Họ được hưởng lợi rất nhiều từ các cải cách thể chế và quy định cho phép chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, khuyến khích các nền kinh tế mới nổi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và đưa công nghệ mới vào sản xuất, trong khi thúc đẩy các nền kinh tế tiên tiến đổi mới và thúc đẩy môi trường phát triển lực lượng lao động lành nghề.
 
Nhiều nước không hài lòng với tình trạng hiện tại và hầu hết đều có kế hoạch tăng trưởng nhanh hơn về mức sống của người dân. Ví dụ như Trung Quốc có Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, vạch ra tầm nhìn đạt được GDP bình quân đầu người trung bình của các quốc gia phát triển vào năm 2035, với sự gia tăng lớn trong tầng lớp trung lưu. Kế hoạch này nhấn mạnh, tăng trưởng của Trung Quốc sẽ được thúc đẩy bởi những đột phá lớn trong các công nghệ then chốt, đưa nước này trở thành một trong những qu???c gia đổi mới nhất trên thế giới, được hỗ trợ bởi một hệ thống kinh tế hiện đại, được số hóa cùng các thành phố thịnh vượng và nền nông nghiệp hiện đại.
 
Thủ tướng Ấn Độ cũng đặt ra kế hoạch chuyển đổi với mục tiêu đưa đất nước trở thành nền kinh tế phát triển vào năm 2047 - năm đánh dấu tròn 100 năm Ấn Độ trở thành quốc gia độc lập trong Khối Thịnh vượng chung.

Tại Việt Nam, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 vạch ra kế hoạch duy trì tăng trưởng GDP bình quân đầu người là 7% trong thập kỷ này, để đạt được “đích đến” là chuyển sang trạng thái thu nh???p cao vào năm 2045.

Giống như các nước trung bình khác, Kế hoạch phát triển quốc gia đến năm 2030 của Nam Phi cũng xác định ưu tiên các giải pháp để tăng thu nh???p bình quân đầu người từ 2.800 đô la Mỹ năm 2010 lên 7.000 đô la Mỹ vào năm 2030.
 
 Hình 1: Chỉ có 34 nền kinh tế chuyển đổi từ thu nh???p trung bình sang thu nh???p cao
trong 3 thập kỷ qua

 
Tuy nhiên, World Bank đánh giá triển vọng tăng trưởng của các nước có thu nh???p trung bình không mấy cải thiện do trong thập kỷ qua, nền kinh tế toàn cầu đã chuyển từ “lành mạnh” sang “khập khiễng” và từ tích hợp sâu rộng sang phân mảnh. Các kênh thương mại và đầu tư nước ngoài cũng đang trở nên hạn chế hơn hoặc ít nhất là bị cản trở bởi căng thẳng địa chính trị.
 
Cùng với đó, không gian để các Chính phủ hành động dần bị thu hẹp lại do nhân khẩu học đang có xu hướng thay đổi nhanh chóng và phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng và áp lực. Ở nhiều quốc gia có thu nh???p trung bình, nợ chính phủ đang ở mức cao nhất, trong khi nỗ lực của các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế tiên tiến nhằm bình thường hóa chính sách tiền tệ và kiểm soát lạm phát bằng cách tăng lãi suất là khá chậm trễ. Điều này đã làm tăng chênh lệch lãi suất quốc gia cũng như làm tăng chi phí vay đối với các thị trường mới nổi. Có thể thấy, các nền kinh tế có thu nh???p trung bình đang bị chèn ép từ nhiều phía: Chính sách tài khóa thắt chặt hơn làm giảm đầu tư công và chuẩn bị cho cải cách cơ cấu nền kinh tế; Dịch vụ nợ công cao hơn làm hạn chế hoạt động vay tư nhân; Tình trạng nợ công trầm trọng gây ra rủi ro cao hơn, làm gia tăng sự bất ổn về chính sách và làm giảm hoạt động kinh tế.
 
Không những vậy, ở một số quốc gia có thu nh???p trung bình còn đang phải đối mặt với những xung đột và bạo lực, cản trở sự phát triển. Hơn nữa, ở hầu hết mọi quốc gia, biến đổi khí hậu đang gây áp lực, buộc Chính phủ các nước phải xem xét lại chiến lược phát triển của mình.

Muốn chuyển sang trạng thái thu nh???p cao, các nước phải “làm nên điều kỳ diệu”
 
Với những trở ngại trên, muốn phát triển theo tốc độ của 34 nền kinh tế đạt được vị thế thu nh???p cao trong giai đoạn 1990 - 2021, các nền kinh tế đang ở giai đoạn thu nh???p trung bình phải “làm nên điều kỳ diệu”. Muốn vậy đòi hỏi các quốc gia phải có một môi trường kinh doanh thuận lợi, tạo điều kiện cho sự chuyển đổi của các doanh nghiệp. Chính phủ các nước đồng thời cần xoa dịu kỳ vọng ngày càng tăng của tầng lớp trung lưu và sớm chuyển đổi sang các phương thức sản xuất và tiêu dùng ít phát thải carbon hơn so với các phương thức mà các nền kinh tế thu nh???p trung bình của những năm 1990 đưa ra.
 
Để làm được những điều trên, các quốc gia cần điều chỉnh chính sách và thể chế của mình để phù hợp với nhu cầu kinh tế và cấu trúc đang thay đổi. World Bank đề xuất 3 ưu tiên để các quốc gia có thu nh???p trung bình tránh được bẫy thu nh???p trung bình: (i) Nâng cao giá trị của các quy trình sản xuất và sản phẩm thông qua việc hội nhập với thị trường thế giới, đi kèm với đẩy mạnh chuyên môn hóa ngày càng cao trong sản xuất; (2) Theo kịp các xu hướng phát triển ưu tiên của hệ thống giáo dục toàn cầu đang thay đổi, để giúp người lao động có được các kỹ năng, cho phép họ thích nghi với các công nghệ mới, từ đó có thể định hình các sản phẩm và quy trình sản xuất mới; (3) Đẩy nhanh tốc độ đổi mới bằng cách thúc đẩy hoạt động kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh.
 
Tuy nhiên việc triển khai các đề xuất trên là không dễ dàng trong thực tế. Tăng trưởng kinh tế không phải là một quá trình luôn diễn ra suôn sẻ. Tăng trưởng ở các nước thu nh???p thấp và trung bình là một hiện tượng “theo từng giai đoạn”, với mỗi quốc gia trải qua các mô hình tăng trưởng kinh tế riêng biệt. Trên thực tế, đặc điểm chính của tăng trưởng kinh tế ở các nước thu nh???p trung bình là thiếu tính bền vững và tính bền vững thường tồn tại trong thời gian ngắn, ngay cả ở những qu???c gia có có nền kinh tế tăng trưởng nhanh.
 
Theo nghiên cứu của World Bank, sự tăng trưởng chậm lại xảy ra thường xuyên hơn ở các nước có thu nh???p trung bình so với các nước có thu nh???p thấp hoặc thu nh???p cao khi mà các động lực chính của tăng trưởng là tiết kiệm, đầu tư, năng suất, nguồn nhân lực và nhân khẩu học đang dần cạn kiệt.
 
Nghiên cứu của World Bank cho thấy, các quốc gia có thể chế chính trị yếu hơn (được đo lường theo nhiều cách) sẽ trải qua tình trạng tăng trưởng chậm lại với mức độ phát triển thấp hơn so với các quốc gia có thể chế mạnh hơn. Do đó, World Bank khuyến cáo các nước đang phát triển nên nghiêm túc xem xét mối tương quan chặt chẽ giữa chất lượng của các thể chế và khả năng rơi vào bẫy thu nh???p trung bình thấp. Các nhà phân tích cho rằng, chất lượng thể chế kém sẽ làm cộng đồng doanh nghiệp trong nước nản lòng đầu tư và đổi mới, từ đó dẫn đến sự phân bổ nguồn lực mất cân đối và làm giảm tinh thần kinh doanh. Do vậy, những thiếu sót về chính sách và thể chế có thể kìm hãm và thậm chí làm chệch hướng phát triển của các quốc gia.
 
Thêm vào đó, các quốc gia có quyền tự do kinh tế yếu hơn cũng được cho là trải qua tình trạng tăng trưởng chậm lại khi có khoảng cách khá xa với sự tự do của kinh tế toàn cầu. Điều này khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách ở các nước có thu nh???p trung bình nên lưu tâm đến khả năng rằng những chính sách hạn chế kinh tế chặt chẽ hơn có thể bỏ lỡ cơ hội thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa nền kinh tế của họ và các nền kinh tế tiên tiến hơn ở Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, Tây Âu và Châu Đại Dương.
 
Vào thế kỷ 21, sự năng động trong kinh doanh, nguồn nhân lực, năng lượng và cường độ phát thải carbon là những yếu tố quan trọng để nền kinh tế có thể gia nhập vào nhóm quốc gia có thu nh???p cao.
 
Nhằm phản ánh mức độ phát triển của một quốc gia, phân loại thu nh???p của Ngân hàng Thế giới dựa trên thu nh???p quốc gia (GNI) bình quân đầu người của Atlas như một chỉ số để đo lường năng lực kinh tế. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không trực tiếp đo lường mức độ phát triển của một quốc gia hoặc phúc lợi của người dân của quốc gia đó. Hơn nữa, thước đo thu nh???p bình quân đầu người có thể phản ánh cả mức chi tiêu đầu tư và tiêu dùng cao của Chính phủ cũng như những ưu đãi về nguồn tài nguyên thiên nhiên.
 
Từ những hạn chế trên, để có một bức tranh rõ ràng về cấu trúc cơ bản của một nền kinh tế, World Bank cho rằng cần xem xét tính năng động của các doanh nghiệp, nội lực và sự thay đổi phát thải carbon của quốc gia đó. Tiếp đến là xem xét các yếu tố cụ thể có thể thúc đẩy sự tiến bộ và xác định những yếu tố kìm hãm sự tiến bộ đó.
 
Tăng trưởng lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp có được đòi hỏi phải chuyển từ đầu tư vốn vào cơ sở vật chất sang đầu tư vốn vào công nghệ và đổi mới. Ở giai đoạn này, các quốc gia cần cải thiện năng lực sản xuất với nhiều loại sản phẩm đa dạng, có hàm lượng giá trị cao và phân bổ nguồn lực một cách hợp lý. Lý do là trên thực tế, việc phân bổ hiệu quả các yếu tố sản xuất chiếm khoảng 25% năng suất tăng trưởng ở các nước đang phát triển. Hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực cũng thúc đẩy tăng trưởng việc làm cũng như tạo ra sự lan tỏa tích cực cho các doanh nghiệp theo chuỗi giá trị.
 
Để tăng năng suất, các quốc gia có thể khuyến khích các công ty sản xuất tăng cường ứng dụng và phát triển công nghệ mới. Khi các quốc gia tập trung vào đổi mới, số lượng bằng sáng chế sẽ tăng lên và có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất toàn cầu.
 
Bên cạnh đó, các quốc gia cần có lực lượng lao động có tay nghề cao hơn do quy trình sản xuất ngày càng đổi mới và trở nên phức tạp hơn. Việc này cần được thực hiện trong xây dựng các chính sách phát triển giáo dục quốc gia, ngay từ cấp tiểu học và trung học. Các quốc gia đồng thời cần tạo ra động lực tốt hơn để các chủ thể tham gia nền kinh tế tự phát triển kỹ năng của mình. Các quốc gia muốn cải thiện nguồn nhân lực, sự đổi mới và phát triển thì cần thiết phải đầu tư vào công tác nghiên cứu.
 
Thêm một yếu tố khác, nguồn năng lượng đáng tin cậy về chất lượng là rất quan trọng đối với sự thịnh vượng và an ninh kinh tế của một quốc gia, ngược lại sẽ làm gián đoạn sản xuất và tạo thêm áp lực, buộc các công ty phải đầu tư vào phương án dự phòng nguồn năng lượng thay thế. Hơn nữa, việc sử dụng năng lượng ngày càng tăng đang làm trầm trọng thêm lượng khí thải ra môi trường. Do đó, các quốc gia có thu nh???p trung bình cần tăng cường khả năng tiếp cận và độ tin cậy của các nguồn năng lượng, đồng thời hạn chế việc sử dụng năng lượng liên quan tới tăng trưởng kinh tế và tạo ra lượng khí thải carbon ra môi trường./.
 
 
 
[1] Kể từ năm 1990 đến nay, có 34 nền kinh tế nằm trong nhóm thu nh???p trung bình thành công trong việc thoát khỏi bẫy này và gia nhập vào nhóm các quốc gia có thu nh???p cao gồm: American Samoa (United States); Antigua và Barbuda; Bahrain; Barbados; Chile; Croatia; Czechia; Estonia; Gibraltar; Greece; Guam; Guyana; Hungary; Isle of Man; the Republic of Korea; Latvia; Lithuania; Macao SAR, China; Malta; New Caledonia; Northern Mariana Islands; Oman; Panama; Poland; Portugal; Puerto Rico (United States); Romania; Saudi Arabia; the Seychelles; the Slovak Republic; Slovenia; St. Kitts and Nevis; Trinidad and Tobago và Uruguay.
 
Bích Ngọc

Trang web cá cược trên đường Mahjong